Động đất
Trong tỉnh Toyama có nhiều đứt gãy hoạt động. Nếu các đứt gãy này hoạt động, ước tính sẽ xảy ra động đất lớn với cường độ 7 độ Richter. Khi trận động đất mạnh 6,9 độ Richter xảy ra ở bán đảo Noto vào năm 2007, cường độ lớn nhất quan sát được ở tỉnh Toyama là 5 độ Richter. Đây là sự rung chuyển dữ dội nhất trong 77 năm kể từ trận động đất xảy ra ở vùng biển phía tây tỉnh Ishikawa năm 1930 (Rung chấn đo được tại Fushiki ở thành phố Takaoka là 5 độ Richter).
Luôn sẵn sàng với động đất
Thảm họa động đất Hanshin-Awaji khiến hơn 6.400 người chết và 43.800 người bị thương, hơn 80% số người chết là do các tòa nhà sập đổ, và gần một nửa số người bị thương là do bị đồ đạc trong nhà lật đổ lên người. Vậy nên, hàng ngày chúng ta phải luôn sẵn sàng vì động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Biện pháp phòng tránh đồ đạc trong nhà lật đổ

(1)Thiết bị chiếu sáng Với các thiết bị chiếu sáng dạng treo, cần được cố định nhiều vị trí bằng dây xích và chốt kim loại. Còn đèn huỳnh quang thì cố định hai đầu ống bằng băng dính chịu nhiệt. |
(2)Tủ quần áo, giá sách Tủ quần áo và giá sách cần được cố định chặt bằng chốt kim loại. Với nội thất tách rời được, cần cố định bằng chốt kim loại ở đầu nối. *Cố định bằng chốt |
(3)TV, máy tính Để cố định TV, có thể sử dụng loại miếng dính hoặc dây đai chống lật... *Miếng dính chống lật |
(4)Tủ đựng bát Với loại tủ đựng bát có hai cánh cửa, cần có chốt để ngăn cửa tự mở ra. Dán thêm lớp phim chống vỡ lên mặt kính cho an toàn. |
(5)Tủ lạnh Luồn dây đai chuyên dụng qua lỗ lắp đặt hoặc tay cầm như hình, và cố định đầu kia của dây đai lên bề mặt nền tường. *Dây đai chống lật đổ |
Hướng dẫn hành động
【Nếu động đất xảy ra khi đang ở nhà】

- 1.Chui xuống gầm bàn, bảo vệ cơ thể và xác nhận bản tin nhanh về động đất qua TV hoặc điện thoại di động.

- 2.Khi hết rung chuyển, cần tắt bếp, khóa van ga và ngắt cầu dao. Nếu xảy ra cháy hãy dập ngay bằng bình cứu hỏa.

- 3.Mở cửa đảm bảo lối ra, xác nhận tình hình xung quanh và hành động một cách bình tĩnh.

- 4.Xác nhận sự an toàn của những người ở khu vực xung quanh và tiến hành giải cứu / cứu trợ nếu cần.

- 5.Mặc quần áo dễ di chuyển, mang theo lượng hành lý tối thiểu trên lưng và chắc chắn phải đi bộ bằng giày khi sơ tán. (Di chuyển bằng xe sẽ gây trở ngại giao thông và nếu xảy ra tắc đường sẽ cản trở việc sơ tán và xe cứu hộ khẩn cấp)
【Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài】

- Trong thang máy
- Nếu thang máy không dừng tự động, hãy nhấn nút dừng ở tất cả các tầng, khi thang máy dừng ở bất kỳ tầng nào cũng lập tức rời khỏi thang máy. Nếu bị kẹt trong thang máy, hãy nhấn nút gọi khẩn cấp hoặc chuông đàm thoại trong thang máy để liên lạc với bên ngoài.

- Đang trên đường
- Đừng dừng lại ở vị trí đang đứng mà hãy để ý tránh các vật rơi xuống như cửa kính hoặc biển quảng cáo, và sơ tán đến bãi đất trống, công viên hoặc những nơi an toàn. Không đến gần tường rào bằng bê-tông, gạch hoặc máy bán hàng tự động. Tuyệt đối không chạm vào dây điện đứt, rũ xuống đường.

- Đang lái xe
- Phanh gấp là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn. Hãy giảm tốc độ từ từ, dừng xe bên trái đường và tắt máy. Đừng quên rút chìa khóa khi rời khỏi xe.

- Đang trong tàu điện, xe buýt
- Hãy nắm chắc vào tay nắm hoặc tay vịn trên tàu xe. Lưu ý có thể có vật rơi xuống từ giá để hành lý nên hãy bảo vệ đầu bằng hành lý xách tay của mình. Tuyệt đối không tự ý xuống tàu xe mà hãy làm theo chỉ dẫn của nhân viên.

- Đang trên bờ biển
- Lập tức rời khỏi bờ biển có nguy cơ sóng thần, và sơ tán đến những nơi an toàn như vùng đất cao. Tuyệt đối không đến gần bờ biển cho đến khi cảnh báo sóng thần được dỡ bỏ.

- Đang ở chân núi, sườn dốc, sông ngòi
- Nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực dễ xảy ra sạt lở đất, nếu không kịp thì hãy nấp dưới bóng cây lớn. Hãy chạy theo hướng vuông góc với hướng dòng nước chảy.
(1)Các đứt gãy hoạt động trong tỉnh Toyama

Tên đứt gãy hoạt động | Quy mô động đất | Xác suất xảy ra động đất (trong vòng 30 năm) |
---|---|---|
(1)Đường đứt gãy núi Kureha | M7.4 | Khoảng 0%~5% |
(2)Phía đông đường đứt gãy đồng bằng Tonami | M7.0 | 0.04%~6% |
(3)Phía tây đường đứt gãy đồng bằng Tonami | M7.2 | Khoảng 0%~2% hoặc hơn |
(4)Đường đứt gãy Uozu | M7.3 | Trên 0,4% |
(5)Đường đứt gãy Shogawa | M7.9 | Khoảng 0% |
(6)Đường đứt gãy Ushikubi | M7.7 | Khoảng 0% |
(7)Đường đứt gãy Atotsugawa | M7.9 | Khoảng 0% |
(8)Đường đứt gãy Morimoto, Togashi | M7.2 | 2%~8% |
(9)Đường đứt gãy Ouchigata | M7.6 | 2% |
(2)Ước tính thiệt hại
【Nếu xảy ra động đất tại Đường đứt gãy núi Kureha】

Thang cường độ | Cách nhận biết chính |
---|---|
Mức 1 | Cảm thấy hơi rung |
Mức 2 | Đèn rung nhẹ |
Mức 3 | Hầu hết mọi người đều cảm thấy rung lắc |
Mức 4 | Người đang ngủ bị thức tỉnh |
Mức 5- | Đèn rung lắc mạnh |
Mức 5+ | Các vật dùng trên kệ hoặc giá sách rơi xuống |
Mức 6- | Đứng cũng khó khăn |
Mức 6+ | Không thể đứng được |
Mức 7 | Những ngôi nhà có khả năng chống động đất cao cũng bị nghiêng |
Thiệt hại về tài sản | Toà nhà | Hư hỏng toàn bộ | 90.424 căn |
---|---|---|---|
Hư hỏng một nửa | 273.752 căn | ||
Hỏa hoạn, cháy lan | 3.711 căn | ||
Vật rơi | 37.930 căn | ||
Hàng rào bê tông, gạch | 29.726 vụ | ||
Máy bán hàng tự động | 3.057 vụ | ||
Thiệt hại về người | Người chết | 4.274 người | |
Người bị thương | 20.958 người |
Hiện trạng | Nếu tỷ lệ nâng cấp khả năng chống động đất của các tòa nhà được cải thiện | |
---|---|---|
Tỷ lệ nâng cấp | 68% | 85% |
Thiệt hại về người (Người chết) | 4.274 người | 2.107 người (▲2.167 người) |
Nếu tỷ lệ nâng cấp khả năng chống động đất của các tòa nhà được cải thiện thì con số thiệt hại về người (số người chết) được dự đoán có thể giảm khoảng một nửa.
Thang đo Richter và Cường độ động đất
Thang đo Richter là dụng cụ để xác định quy mô lớn nhỏ của các cơn động đất. Cường độ động đất được sử dụng để đo mức độ rung chuyển bởi động đất tại khu vực nhất định. Ở Nhật Bản, cường độ này được chia thành các mức từ 0 đến 7. Thảm họa động đất Hanshin-Awaji năm 1995 là 7,3 độ Richter, với cường độ lớn nhất theo cách tính của Nhật Bản là mức 7; Thảm họa động đất Đông Nhật Bản năm 2011 là 8,4 độ Richter, với cường độ lớn nhất cũng là mức 7.
Trận động đất lớn Ansei (Động đất Hietsu)
Vào tháng 4 năm Ansei thứ 5 (năm 1858), một trận động đất lớn mạnh mức 6 đã xảy ra. Sạt lở đất đã xảy ra ở 2 ngọn núi Otonbi và Kotonbi thuộc dãy núi Tateyama, một lượng lớn đất cát tích tụ lâu năm đã sụp đổ xuống cùng lúc, khiến cho đồng bằng Toyama bị thiệt hại lớn.
Ở hõm chảo Tateyama, nghe nói vẫn còn khoảng 200 triệu mét khối đất cát (gấp khoảng 160 lần kích thước của Tokyo Dome). Nếu tất cả những đất cát này sạt lở xuống núi, thì toàn bộ đồng bằng Toyama sẽ cao thêm 2 mét. Vì vậy, dự án chống lũ bùn đá đã được triển khai từ cách đây 100 năm và vẫn đang tiếp tục cho đến nay.
Tham khảo
Bảo tàng Chống lũ bùn đá Hõm chảo Tateyama (Tateyama Caldera Sabo Museum)Địa chỉ: 68 Ashikuraji-bunazaka, thị trấn Tateyama, tỉnh Toyama
http://www.tatecal.or.jp/top.htm
◎Về gia cố nhà chống động đất và chế độ hỗ trợ nhà ở
Năm 1981, các tiêu chuẩn về độ bền nhà ở khi xây dựng đã thay đổi đáng kể. Việc ngôi nhà được xây trước hay sau tháng 6 năm 1981 đã trở thành tiêu chuẩn chung để biết được độ bền của ngôi nhà. Đối với những ngôi nhà xây trước tháng 6, chủ nhà nên xác nhận trước xem có cần gia cố thêm để chống động đất hay không.Việc đánh giá khả năng chống động đất của các nhà ở bằng gỗ sẽ do người nộp đơn chi trả từ 2.000 yên đến 6.000 yên. Việc nâng cấp nhà ở để chống động đất sẽ được chính quyền trợ cấp 4/5 kinh phí (mức trợ cấp tối đa là 1.000.000 yên).
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
(1) Đánh giá nhà ở:Hiệp hội văn phòng Kiến trúc sư tỉnh Toyama ( 7-1, thị trấn Anzumi, tỉnh Toyama, TEL 076-442-1135)
(2) Nâng cấp nhà ở:Chính quyền nơi bạn sinh sống